Site icon WINBET

Cơ thủ Nguyễn Hoàng Yến Nhi bức xúc vì phải tự bỏ tiền đi dự giải thế giới tại Pháp

Cơ thủ Nguyễn Hoàng Yến Nhi bức xúc vì phải tự bỏ tiền đi dự giải thế giới tại Pháp - Ảnh 1.

123b – Cơ thủ Nguyễn Hoàng Yến Nhi (ngụ tại Đà Nẵng) đã chia sẻ bức xúc, liên quan đến việc phải tự bỏ tiền túi để tham dự Giải billiards carom 3 băng nữ vô địch thế giới 2024 hồi đầu tháng 9 tại Pháp.

Cơ thủ Nguyễn Hoàng Yến Nhi tự bỏ tiền túi khoảng 55 triệu đồng để tham dự Giải carom 3 băng nữ vô địch thế giới – Ảnh: FBNV

Tự chi 55 triệu đồng để dự giải thế giới

Cụ thể hôm 15-9 vừa qua, nữ cơ thủ Nguyễn Hoàng Yến Nhi đã đăng tải những bức xúc lên trang Facebook cá nhân. Tại đây, cô nhắc đến việc phải đóng 500.000 đồng để được trở thành thành viên của Liên đoàn Billiards và Snooker Việt Nam (VBSF). Ngoài ra, mỗi người còn phải đóng thêm 200.000 đồng để làm thẻ thành viên, tổng số tiền là 700.000 đồng.

Ngoài ra khi thi đấu các giải do VBSF tổ chức, Nguyễn Hoàng Yến Nhi cũng phải đóng lệ phí tham dự đầy đủ.

Đến tháng 8, cô cùng với Phùng Kiện Tường nhận thông tin được tham dự Giải billiards carom 3 băng nữ vô địch thế giới tại Pháp. Tuy nhiên kèm với đó, VBSF thông báo sẽ không cung cấp kinh phí cho 2 VĐV này. Thay vào đó, đơn vị chủ quản của họ sẽ phải chi trả.

Việc dự giải đấu danh giá này không nằm trong kế hoạch từ đầu năm, nên đơn vị chủ quản của Yến Nhi (Đà Nẵng) và Phùng Kiện Tường (Vũng Tàu) không có tiền hỗ trợ. Vì vậy, họ phải tự bỏ tiền túi với chi phí là 55 triệu đồng/người.

Chia sẻ thêm với Tuổi Trẻ Online, Nguyễn Hoàng Yến Nhi cho biết đây là lần thứ 3 cô được tham dự Giải vô địch thế giới, nhưng là lần đầu tiên phải tự lo kinh phí.

“Những lần trước, tôi luôn được đơn vị chủ quản chi trả kinh phí. Nhưng từ khi VBSF được thành lập (năm 2022 – PV), việc thi đấu quốc tế phụ thuộc vào liên đoàn. Năm nay, để có suất dự giải thế giới thì chúng tôi phải thi đấu ở giải quốc gia trước, diễn ra vào tháng 8.

Sau khi có thành tích tốt ở giải này, tôi mới biết mình được tham dự Giải vô địch thế giới. Điều tôi bức xúc là vì sao VBSF đã thu tiền thành viên nhưng lại không hỗ trợ được bất kỳ phần nào cho chúng tôi đi thi đấu”, Yến Nhi nêu thắc mắc.

Đáng nói ở Giải vô địch thế giới tại Pháp, Yến Nhi đem về kỳ tích là tấm huy chương đồng. Cho đến nay, cô cũng chưa nhận được lời chúc mừng hay thông báo về tiền thưởng từ liên đoàn.

“Tôi không biết họ có thưởng hay không, hoặc là chưa thông báo. Thật sự việc đóng 700.000 đồng để làm thành viên của VBSF không khiến tôi bức xúc. Nếu liên đoàn gặp khó khăn, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ. Nhưng điều làm tôi thắc mắc là số tiền này dùng vào việc gì, cần phải minh bạch rõ ràng.

Khi đi Giải vô địch thế giới vừa qua, tôi có hỏi VĐV các nước khác thì họ đều nói không phải chi ra bất kỳ đồng nào. Bản thân tôi cũng có vài nhà tài trợ, nên có thể bù lại một phần kinh phí tham dự giải. Nhưng không phải cơ thủ nào cũng được như thế, nên sẽ rất khó khăn đối với họ”, Yến Nhi chia sẻ.

Bao Phương Vinh, VĐV billiards của Bình Dương, thường xuyên tham dự các giải đấu quốc tế bằng ngân sách của địa phương, nguồn xã hội hóa – Ảnh: ĐỨC KHUÊ

Chưa có cơ chế hỗ trợ

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện VBSF cho biết do khó khăn về kinh phí, nên lúc này liên đoàn chưa có cơ chế hỗ trợ VĐV ra nước ngoài thi đấu.

Vị này giải thích: “Liên đoàn chỉ mới thành lập được 2 năm, còn đang trong quá trình xây dựng, phát triển nên nguồn thu còn hạn chế. Chính vì vậy mà chúng tôi chưa có cơ chế hỗ trợ kinh phí cho VĐV ra nước ngoài thi đấu, cũng như chưa có tiền thưởng.

Ngay cả với những cơ thủ billiards hàng đầu của Việt Nam như Trần Quyết Chiến, Bao Phương Vinh, liên đoàn quốc gia cũng chưa từng có cơ chế hỗ trợ kinh phí đi thi đấu nước ngoài. Trong tương lai, nếu điều kiện tốt hơn, chắc chắn chúng tôi sẽ đưa những chuyện này vào cơ chế”.

Vị này cũng giải thích thêm về khoản tiền 700.000 đồng mà mỗi VĐV phải đóng để trở thành thành viên: “Theo quy định của các liên đoàn thế giới, VĐV muốn thi đấu quốc tế phải thông qua liên đoàn của quốc gia chủ quản. Chính vì vậy, các cơ thủ phải trở thành hội viên của VBSF. Việc chúng tôi thu phí là để có nguồn thu, duy trì hoạt động.

Trong một năm, liên đoàn có rất nhiều khoản phải chi tiêu, chẳng hạn như vừa rồi mới tổ chức Giải carom 3 băng vô địch thế giới ở Bình Thuận. Do đó số tiền thu từ hội viên không quá nhiều so với phần chúng tôi phải bỏ ra.

Còn việc chúng tôi sử dụng kinh phí như thế nào thì đều có quy chế, và mỗi năm đều được Nhà nước kiểm tra, kiểm toán rõ ràng. Do đó không có chuyện VBSF chi tiền vào những việc không rõ ràng”.

Vị này cũng khẳng định liên đoàn sẽ có những sự thay đổi trong tương lai nhằm hỗ trợ một phần kinh phí đi thi đấu nước ngoài cho VĐV.

Địa phương chi tiền cho VĐV dự giải quốc tế là bình thường

Việc các liên đoàn thể thao quốc gia, hay Cục Thể dục thể thao không chi tiền cho VĐV của môn đó (đại diện của Việt Nam) tham dự giải đấu quốc tế là chuyện khá phổ biến trong những năm qua. Lý do bởi ngân sách nhà nước hoặc của liên đoàn quốc gia không đủ.

Do vậy, Cục Thể dục thể thao hoặc liên đoàn thể thao quốc gia thường sẽ yêu cầu địa phương nào có VĐV đi dự giải đấu quốc tế đó phải lo cho phí cho VĐV dự thi. Khi địa phương chủ quản cũng không lo được chi phí cho VĐV thì VĐV phải tự bỏ tiền túi ra đi thi đấu, hoặc bỏ giải.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online về việc này, lãnh đạo một sở văn hóa và thể thao dẫn chứng: “Việc chi tiền cho VĐV đi thi đấu quốc tế là trung ương với địa phương phải phối hợp với nhau, triển khai sớm. Giải nào trung ương (Cục Thể dục thể thao, liên đoàn thể thao quốc gia) không chi thì địa phương có thời gian để xoay xở tài chính.

Địa phương của tôi cũng có VĐV billiards tham dự nhiều giải quốc tế, nhưng không phải giải nào ngân sách cũng chi. Nhiều giải lãnh đạo sở phải đi huy động xã hội để có tiền cho VĐV đi thi đấu. Còn nếu không huy động được thì VĐV phải tự bỏ tiền túi hoặc ở nhà”.

Thắng thuyết phục Trần Thanh Lực, ‘thần đồng’ người Hàn Quốc Cho Myung Woo vô địch Giải billiards carom 3 băng thế giới 2024 (World Championship) diễn ra tại TP Phan Thiết, Bình Thuận.

Exit mobile version
Chuyển đến thanh công cụ